Mode:         

Chi tiết tin

Huyện Hiệp Đức chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Lượt xem: 2428

Thực hiện Công văn số 2757/UBND-KTN ngày 20/5/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả Châu Phi (DTLCP); Ngày 24 tháng 5 năm 2019, UBND huyện ban hành Công văn số 221/UBND về khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; Đồng thời, củng cố Tổ kiểm tra liên ngành, nhằm chủ động tổ chức kiểm soát, ngăn chặn bệnh DTLCP có thể xảy ra trên địa bàn huyện, UBND huyện yêu cầu:

Đối với UBND các xã, thị trấn: Báo cáo Đảng ủy để thống nhất, quán triệt, huy động cả hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc để chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTLCP; xác định rõ và nâng cao vai trò người đứng đầu của địa phương đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị trong phòng, chống bệnh DTLCP. Triển khai thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP theo quy định của Luật Thú y, các văn bản  chỉ đạo của Trung ương, tỉnh; đặc biệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2757/UBND-KTN ngày 20/5/2019. Trực tiếp chỉ đạo, tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý các ổ dịch không để phát sinh các ổ dịch mới; phối hợp với ngành chuyên môn huyện thực hiện đồng bộ các biện pháp để xử lý kịp thời, triệt để theo hướng dẫn của Chi Cục Chăn nuôi- Thú y nếu phát hiện có bệnh LMLM, DTLCP. Đặc biệt, khoanh vùng ổ dịch, tiêu hủy ngay số lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết, tuyệt đối không để nhân dân tiêu thụ ra thị trường; thực hiện tốt các biện pháp tiêu độc, khử trùng đảm bảo theo quy định. Phối hợp với mặt trận, các hội, đoàn thể tăng cường theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh cho người chăn nuôi biết để phối hợp tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vận chuyển lợn mắc bệnh vào địa bàn hoặc kinh doanh, buôn bán động vật mắc bệnh trái quy định. Thống kê nắm số lượng hộ chăn nuôi lợn, tổng đàn lợn trên địa bàn cấp thôn, xã để có kế hoạch ứng phó khi có bệnh DTLCP xảy ra. Vận động người chăn nuôi có nuôi lợn thịt khỏe mạnh, không nhiễm mầm bệnh, có trọng lượng khoảng 45 kg trở lên tiến hành xuất bán để giảm bớt tổng đàn lợn trên địa bàn, hạn chế tăng đàn lợn, nhằm giảm nguy cơ thiệt hại khi có bệnh DTLCP xảy ra. Chủ động xây dựng, bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh đảm bảo kịp thời, đúng quy định.




Ngành chức năng kiểm tra và mẫu lấy bệnh phẩm

Phòng NN&PTNT huyện: Chủ trì tham mưu UBND huyện, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện xây dựng kế hoạch dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phối hợp các ngành, địa phương liên quan tổ chức ra quân chốt chặn các điểm lưu thông động vật để kiểm dịch động vật (đặc biệt là lợn) đảm bảo theo quy định. Phối hợp với Trung tâm KTNN huyện, các đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Tăng cường rà soát, kiểm tra việc triển khai thực hiện phương án bố trí, sắp xếp lại các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn huyện nhằm quản lý tốt công tác giết mổ, vệ sinh thú y và bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Trung tâm KTNN huyện: Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh đàn vật nuôi; thường xuyên kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn lợn đến tận hộ chăn nuôi; chú trọng tập trung tại các ổ dịch cũ, các khu vực có nguy cơ cao... Triển khai thực hiện và hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng, tiêu hủy lợn mắc bệnh đúng quy định không để lây lan ổ dịch ra diện rộng. Khẩn trương phối hợp với Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm xác định bệnh nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, chết không rõ nguyên nhân, hoặc lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc... trước khi xử lý theo quy định.  Trường hợp xét nghiệm kết quả dương tính với bệnh DTLCP khẩn trương tham mưu UBND huyện chỉ đạo tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vắc-xin, hóa chất để cung ứng kịp thời cho các xã, thị trấn phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Tổng hợp tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm định kỳ và đột xuất báo cáo UBND huyện để chỉ đạo kịp thời.

Trung tâm VH-TT-TT huyện: Chủ trì, phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trung Tâm KTNN và các xã, thị trấn: Tăng cường thời lượng, thông tin tình hình diễn biến của DTLCP đảm bảo kịp thời, chính xác; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mạng trong xã hội. Thông tin, tuyên truyền về mức hỗ trợ của Nhà nước đối với người chăn nuôi khi có lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi thay đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; không quay lưng với chăn nuôi lợn, yên tâm sử dụng các sản phẩm thịt lợn; sử dụng thịt lợn tại cơ sở giết mổ đạt yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và có kiểm soát của cơ quan thú y theo quy định.

Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của huyện theo phân công nhiệm vụ tăng cường trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh động vật nói chung, đặc biệt bệnh DTLCP nói riêng trên địa bàn phụ trách; thực hiện nghiêm việc giao ban và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Đồng thời, huyện đã lập 2 điểm chốt chặn tạm thời trên tuyến Quốc lộ 14E và TL 611, ở đầu vào phía Đông của huyện và bố trí lực lượng liên ngành túc trực thường xuyên để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn, nhất là lợn để ngăn chặn DTLCP xâm nhập vào địa bàn Hiệp Đức./.

                                                                                                 VP

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

THÔNG BÁO


huyện phước sơn

LIÊN KẾT WEB

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HIỆP THUẬN, HUYỆN HIỆP ĐỨC
Địa chỉ: Xã Hiệp Thuận - Huyện Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
Số điện thoại : (02353)... - Fax: (02353)...
Email:...
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập