Mode:         

Chi tiết tin

Nữ Cựu chiến binh đi đầu trong phát triển kinh tế

Lượt xem: 2212

Phong trào CCB tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã được các cấp Hội CCB trên địa bàn huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Sông Trà nhiều mô hình kinh tế của hội viên đem lại nguồn thu nhập khá, giúp hội viên vươn lên làm giàu chính đáng. Trong đó, mô hình trồng cao su tiểu điền của nữ CBB Lê Thị Phượng là một điển hình.


Rừng cao su của bà Phượng

Từ ngọn đồi có tên La Dẻ, trước đây hoang vu, rậm rạp nằm giáp ranh giữa 2 xã Sông Trà và Hiệp Hòa, năm 2007 gia đình bà Lê Thị Phượng bắt đầu khai hoang để trồng rừng. Những năm đầu, giá mủ cao su còn khá cao, không ít người dân trên địa bàn huyện đã đầu tư mạnh vào loại cây này. Cũng như nhiều người dân khác, gia đình bà Phượng đã dành mọi khoảng tiền tích góp được và vay mượn để đầu tư vào loại cây công nghiệp được xem là vàng trắng trên đất Hiệp Đức. Đến năm 2013, khi cây cao su của gia đình bà bắt đầu cho mủ thì cũng là lúc giá cao su trên thị trường giảm mạnh. Ban đầu với không ít khó khăn, thách thức, có thời điểm mủ cao su sau khai thác để khô cả tháng mà không bán được. Nhưng rồi, với niềm tin vững chắc vào loại cây công nghiệp này, gia đình bà vẫn tiếp tục đầu tư, lấy ngắn nuôi dài, tận dụng công lao động trong nhà để duy trì mô hình. Bà Lê Thị Phượng tâm sự: “Nếu so sánh giữa 1 ha cao su và 1 ha keo lá tràm thì cây cao su đem lại hiệu quả cao hơn nhiều. Đối với cao su đại điền thì phải qua nhiều tầng phải trả lương và các khoảng khác còn đối với bà thì vượt công trong gia đình mới thuê người ngoài nên dù giá mủ cao su có giảm thì tính ra trồng cây này rất có lãi”.


Bà Phượng đang thu hoạch mủ cao su

Hơn 4 năm nay, một ngày làm việc của bà bắt đầu từ 02h30 sáng, từ việc thức dậy chuẩn bị mọi thứ, vượt hơn 8km đường rừng để vào được vườn cao su. Mỗi ngày, gia đình bà đã khai thác từ 120 đến 150 kg mủ đông. Sau khi trừ đi mọi chi phí gia đình bà thu về từ 1 đến 1,5 triệu đồng mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng thu nhập từ 30 đến 35 triệu đồng- một khoảng thu nhập không hề nhỏ. Ngoài ra, gia đình bà còn tạo điều kiện cho 3 lao động địa phương với thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Không dừng lại ở mô hình trồng 10 ha cao su tiểu điền, gia đình bà còn trồng 13 ha cây keo lá tràm. Đây là một trong 3 mô hình hội viên hội CCB trên địa bàn xã Sông Trà tham gia phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao. Ông Nguyễn Văn Hoàng Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: “Hiện nay phong trào xoá đói giảm nghèo của Hội CCB luôn đồng hành với phong trào xóa đói giảm nghèo của huyện. Đối với những địa phương có lợi thế về thổ nhưỡng thì phong trào CCB phát triển kinh tế đã đem lại thu nguồn thu nhập khá ổn định. Riêng đối với Sông Trà cùng với mô hình kinh tế của bà Lê Thị Phượng còn có mô hình của ông Thiều Quang Bình, ông Nguyễn Năm thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng một tháng”.

Không chỉ đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế. Bà Lê Thị Phượng còn tham gia tích cực trong các phong trào của địa phương. Hiện bà là chủ tịch Hội từ thiện, chi hội trưởng hội CCB thôn 3 xã Sông Trà./.

                                     Mỹ Linh

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

THÔNG BÁO


huyện phước sơn

LIÊN KẾT WEB

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HIỆP THUẬN, HUYỆN HIỆP ĐỨC
Địa chỉ: Xã Hiệp Thuận - Huyện Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
Số điện thoại : (02353)... - Fax: (02353)...
Email:...
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập